Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Dịch vụ xăm tóc giả nghìn đô để cho người hói

Tại một cơ sở ở Anh, xăm tóc giả thực sự là một công việc nghệ thuật với thời gian hoàn thiện lên đến hàng chục năm và chi phí cũng không rẻ, gần 5.000 đôla.

Phó thủ tướng: Địa phương đừng đếm số doanh nghiệp mới để lấy được thành tích

Quan điểm nêu trên được lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh tại lễ ký cam kết về tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi giữa Phòng Thương mại & Công  nghiệp Việt Nam (VCCI) và 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, chiều 22/9.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhắc nhở lãnh đạo chính quyền các địa phương đưa ra cam kết về số lượng doanh nghiệp mới thành lập không phải đăng ký để lấy thành tích, mà phải tạo điều kiện để số này hoạt động hiệu quả.


Đến nay, 63 tỉnh, thành phố đã hoàn tất việc cam kết với VCCI đúng theo tinh thần của Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Chứng kiến lễ ký thoả thuận cam kết giữa lãnh đạo 21 tỉnh, thành phía Bắc và VCCI về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, việc hoàn thành việc ký cam kết giữa VCCI và 63 tỉnh, thành thể hiện quyết tâm của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp.
“Nhưng quan trọng hơn là những cam kết của các chính quyền địa phương phải được thực hiện và có kết quả, để mục tiêu của Chính phủ trở thành hiện thực”, Phó thủ tướng lưu ý.
pho-thu-tuong-dia-phuong-dung-dem-so-doanh-nghiep-moi-de-lay-thanh-tich
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ lưu ý, các địa phương cam kết cải thiện môi trường kinh doanh thì phải thực hiện để doanh nghiệp phát triển.
Theo số liệu thống kê, bình quân mỗi tháng, cả nước có gần 10.000 doanh nghiệp mới được thành lập. Riêng thành phố Hà Nội, con số này là 2.000 doanh nghiệp. Hà Nội cam kết tới năm 2020 có khoảng 400.000 doanh nghiệp được thành lập mới, cùng với TP HCM là 500.000 doanh nghiệp, Phó thủ tướng hy vọng mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp sau 5 năm nữa mà Chính phủ đề ra hoàn toàn có thể đạt được.
Tuy nhiên, nhìn vào danh sách đăng ký, lãnh đạo Phó thủ tướng nhắc nhở, còn nhiều địa phương chưa mạnh dạn đưa ra số liệu cam kết doanh nghiệp thành lập mới. “Có tỉnh chưa cam kết, có tỉnh cam kết còn khiêm tốn quá so với tiềm năng. Tỉnh nào chưa đăng ký thì cân nhắc lại số lượng cụ thể để đăng ký với VCCI, Chính phủ. Nhưng số lượng doanh nghiệp mới thành lập phải tăng lên, nhưng không phải đăng ký để lấy thành tích, mà phải hoạt động hiệu quả”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Lãnh đạo Chính phủ tiết lộ, tới đây Chính phủ sẽ giao cho VCCI xây dựng bộ chỉ số hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công bố hằng năm, dựa trên tiêu chí số lượng doanh nghiệp thành lập mới, giải thể; chỉ số đóng góp khu vực của doanh nghiệp... để làm thước đo kiểm tra, giám sát các tỉnh có thực hiện cam kết hay không.
Trên cơ sở này, Phó thủ tướng đề nghị các tỉnh, thành tập trung hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có phát triển mạnh hơn bằng các chính sách trực tiếp, gián tiếp theo nguyên tắc “không phân biệt đối xử”. Đồng thời, các địa phương cũng phải chú trọng phong trào khởi nghiệp; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (của cả các tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhỏ nước ngoài)... thiết lập các doanh nghiệp vệ tinh.
“Quyết tâm của Thủ tướng, Chính phủ là rất rõ ràng, nhưng cộng đồng doanh nghiệp sẽ nhìn vào động thái của lãnh đạo địa phương trong việc thực hiện chương trình hành động như thế nào sau khi cam kết. Phải đi vào những khía cạnh cụ thể thì mới hy vọng những cam kết ký hôm nay có hiệu quả”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Tại lễ ký, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho rằng, 21 tỉnh thành phố ký cam kết với VCCI là 21 bản cam kết của chính quyền địa phương về thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp tới năm 2020. “Quá trình ký kết này là quá trình truyền lửa cải cách từ Chính phủ xuống các địa phương, tạo nên một làn sóng khởi nghiệp rộng khắp cả nước. VCCI sẽ kiểm tra giám sát, báo cáo Chính phủ 3 tháng một lần về quá trình thực hiện Nghị quyết 35. Tôi hy vọng đây là 21 bản cam kết được ký là 21 phát đại bác cải thiện môi trường kinh doanh tại các địa phương”, ông Lộc ví von.
Về mục tiêu tới 2020 cả nước có 1 triệu doanh nghiệp, ông Lộc khẳng định, hoàn toàn có thể đạt được, thậm chí vượt con số này. Theo ông, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào cải cách đang được khơi dậy khi thấy quyết tâm của Chính phủ trong chỉ đạo cải cách. Hơn thế, chính quyền địa phương không chỉ chung tay cùng xây dựng, cải cách môi trường kinh doanh, còn phải tự tái cơ cấu để có những đột phá trong bối cảnh mới.

Khu resort nghìn tỷ thành 'làng du lịch ma' tại Kê Gà

Con đường ven biển nối TP Phan Thiết xuống xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) dài 25 km bên phải là núi, bên trái là biển lâu nay được xem như cung đường phượt lý tưởng của khách du lịch.

Được kỳ vọng sẽ là "thủ đô resort" nhưng chục năm qua mũi Kê Gà (Phan Thiết) lại thành vùng đất chết, khi hàng loạt dự án nghìn tỷ bị bỏ hoang phế.


Ngoài thiên đường nghỉ dưỡng Mũi Né, 10 năm trở lại đây Kê Gà được xem là "nàng thiên nga" của du lịch Bình Thuận với biển xanh, cát vàng và những mỏm đá tạo thành bãi tắm tuyệt đẹp.
Địa điểm dự kiến xây dựng cảng Kê Gà. Ảnh: Phước Tuấn
Địa điểm từng dự kiến xây dựng cảng Kê Gà. Ảnh: Phước Tuấn
Tuy nhiên, ám ảnh của khách du lịch khi đến đây là hàng loạt biệt thự, resort, khu nghỉ dưỡng cao cấp... nằm ven biển bị bỏ hoang phế chục năm, cỏ mọc um tùm, không người trông coi. Một số dự án bắt đầu được đầu tư xây dựng trở lại nhưng chỉ nhỏ giọt, cầm chừng, lẻ loi giữa "làng du lịch ma".
Tại khu du lịch Thế Giới Xanh, nơi từng đi vào hoạt động, dù có bảo vệ trông coi nhiều năm song nền tường cũng đã bong tróc, phủ đầy rêu phong, cây cối chết khô, tài sản còn lại cũng hư hỏng nặng nề. Trên lối vào các tiểu resort đều phủ kín cây dại, cỏ mọc um tùm. Các phòng nghỉ dưỡng cao cấp giờ xập xệ, giường nệm mục nát, máy móc gỉ sét...
Nhìn từ phía biển vào, các resort của khu du lịch Đồi Phong Lan nằm lấp ló bên trong những rừng cây y như các khu nhà ma, nhiều năm chưa một dấu chân đặt đến. Hồ bơi được xây dựng hàng tỷ đồng với nước trong xanh, giờ chỉ là một màu xám đen của bụi đất, xác động vật chết. Các khu du lịch lân cận như Minh Ngọc, Thành Đạt, Mũi Điện - Kê Gà... cũng rơi vào tình cảnh hoang tàn tương tự.
Theo ngư dân sống ở đây, khoảng 20 năm trước, khi Mũi Né bắt đầu nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam thì Kê Gà vẫn còn nguyên sơ với những làng chài nhỏ dưới ngọn hải đăng cổ. Đầu thập niên 2000, nhận lời kêu gọi của UBND tỉnh Bình Thuận, nhiều nhà đầu tư ở Hà Nội, TP HCM... đổ hàng trăm tỷ đồng vào xây các khu resort nghỉ dưỡng cao cấp nằm ven biển. 
Làng quê nghèo hoang hóa bỗng chốc nhộn nhịp hẳn. Nhiều dự án được cấp phép đầu tư đã xây dựng và đi vào hoạt động, bắt đầu đón khách. Khi đó, Kê Gà được kỳ vọng trở thành "thủ đô resort" để đón khách du lịch khắp thế giới đến nghỉ dưỡng, "chia lửa" cho Mũi Né ngày càng đông đúc. "Không khí đầu tư xây dựng ở Kê Gà lúc bấy giờ sôi động lắm", một ngư dân kể lại.
hang-chuc-resort-nghin-ty-bo-hoang-o-mui-ke-ga-1
Khu resort Rạch Dừa bị bỏ hoang gần 10 năm nay. Ảnh: Phước Tuấn
Năm 2007, Bộ Giao thông Vận tải bất ngờ bổ sung quy hoạch Kê Gà thành cảng nước sâu tổng hợp. Cảng sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các dự án bauxite Tây Nguyên, đồng thời tạo tiền đề phát triển kinh tế cho vùng Nam Trung Bộ, với quy mô đến năm 2020 đạt 17,5 triệu tấn một năm và đến năm 2030 đạt 37 triệu tấn. Dự án dài 2,3 km bờ biển, rộng 366 ha, kinh phí 550 triệu USD, sau đó được điều chỉnh lên một tỷ USD do Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư. 
Tháng 4/2008, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận thông báo chủ trương xây dựng cảng Kê Gà đến 12 chủ đầu tư khu du lịch và người dân đồng thời yêu cầu tất cả ngưng xây dựng, nhường đất cho dự án cảng biển mang tầm quốc gia.
Trong thời gian này, UBND tỉnh Bình Thuận nhiều lần mời các chủ đầu tư lên làm việc để tính toán việc bồi thường, giải phóng mặt bằng cho 12 dự án nằm trong vùng phải dừng hoạt động. Tuy nhiên, qua nhiều lần dự kiến khởi công cảng Kê Gà vẫn nằm trên giấy, không tiến hành như hứa hẹn ban đầu của chủ đầu tư.  
Tháng 2/2013, nhận thấy dự án xây dựng cảng Kê Gà không hiệu quả, Thủ tướng yêu cầu ngừng lại và giao các bộ liên quan phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận giải quyết hậu quả thiệt hại cho nhà đầu tư du lịch. Một năm sau, Chính phủ có quyết định chính thức dừng hẳn, xóa bỏ quy hoạch cảng Kê Gà.
Trong 3 năm qua, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm kê hiệt hại của chủ đầu tư nhưng đến nay việc bồi thường vẫn còn nằm trên giấy. Trong khi các chủ đầu tư đang mỏi mòn chờ bồi thường để tiếp tục dự án còn dang dở.
Những tiểu rersot bỏ hoang giữa cây cỏ dại ven biển Kê Gà. Ảnh: Phước Tuấn
Những tiểu resort bỏ hoang giữa cây cỏ dại ven biển Kê Gà. Ảnh: Phước Tuấn
Không chỉ 12 dự án phải ngừng hoạt động, gần 10 năm qua, các khu resort liền kề nằm trên trục đường 719 đi qua các xã Tiến Thành (TP Phan Thiết), Thuận Quý, Tân Thành (Hàm Thuận Nam) được cho cũng bị ảnh hưởng của dự án phải ngừng xây dựng, nhiều biệt thự xây xong để vậy, trơ khung trong nắng mưa.
Tuy nhiên, theo đại diện sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, những dự án này phần lớn là thiếu vốn do khủng hoảng kinh tế. UBND tỉnh cũng đã giao nhiều sở ngành rà soát để tìm phương án khắc phục, trong đó cũng có thể thu hồi, giao lại cho nhà đầu tư khác.

Công ty thủy sản vay trăm tỷ cùng với 52kg tôm bị ngân hàng bao vây

Chiều 20/9, trụ sở chính của Công ty CP Thủy sản Minh Hiếu ở thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) bị một nhóm hơn 20 người mặc trang phục vệ sĩ đến bao vây và dán thông báo niêm phong tài sản. 

Hơn một tuần sau khi giám đốc Công ty thủy sản Minh Hiếu bị bắt giữ để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trụ sở công ty này tiếp tục bị nhóm người của ngân hàng bao vây và niêm phong tài sản.

Ôtô 7 chỗ ngồi của nhóm người đến dán bản thông báo của ngân hàng TMCP An Bình bị tông hư hỏng. Ảnh: Phúc Hưng
Ôtô 7 chỗ ngồi của nhóm người đến dán bản thông báo của ngân hàng TMCP An Bình bị đâm hư hỏng. Ảnh: Phúc Hưng
Đến sáng hôm sau, những người này tiếp tục túc trực tại cổng chính và cổng phụ của công ty, không cho bất cứ xe chở tôm nguyên liệu nào vào giao dịch.
Ở nhiều nơi trong công ty, những người này còn dán thông báo với nội dung: “Toàn bộ nhà điều hành, xưởng sản xuất, máy móc, thiết bị của Công ty Minh Hiếu là tài sản của Công ty ABBA - Ngân hàng TMCP An Bình. Mọi hành vi chiếm hữu, sử dụng, cho thuê mà không được sự đồng ý của Ngân hàng An Bình là hành vi trái pháp luật”.
Nhóm người mặc trang phục vệ sĩ đến dán thông báo có đóng dấu của ngân hàng TMCP An Bình và cấm xe ra vào công ty Minh Hiếu. Ảnh: Phúc Hưng
Nhóm người mặc trang phục vệ sĩ đến dán thông báo có đóng dấu của Ngân hàng TMCP An Bình và cấm xe ra vào công ty Minh Hiếu. Ảnh: Phúc Hưng
Kế bên bản thông báo trên còn có một thông báo khác với nội dung: “Công ty ABBA sẽ tiến hành thu giữ tài sản, niêm phong nhà điều hành, xưởng sản xuất, máy móc, thiết bị vào ngày 23/9. Đề nghị Công ty Minh Hiếu, công nhân và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan di chuyển tài sản, đồ đạc cá nhân ra khỏi Công ty Minh Hiếu. Sau 17h ngày 23/9, Công ty ABBA sẽ không chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại liên quan đến tài sản. Mọi hành vi chống đối, cản trở việc thu giữ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”. Ở mỗi bản thông báo đều có đóng dấu mộc đỏ của Ngân hàng TMCP An Bình.
Sáng cùng ngày khi nhóm vệ sĩ cho ôtô loại 7 chỗ ngồi đậu chắn ngang cổng chính, một cán bộ của Công ty Minh Hiếu đã dùng xe tải chạy ủi ôtô ra cách cổng hơn 3m, khiến ôtô bị hư hỏng bên hông. Tuy nhiên, sau khi chiếc ôtô bị đẩy lùi, nhóm người bao vây đã dùng những cánh cửa sắt lớn tiếp tục chắn ngang cổng không cho phương tiện ra vào.
Sau khi chiếc ôtô bị đẩy ra xa cổng nhóm người đến bao vây công ty Minh Hiếu tiếp tục dùng vật cản không cho xe chở hàng ra vào. Ảnh: Phúc Hưng
Sau khi chiếc ôtô bị đẩy ra xa cổng nhóm người đến bao vây công ty Minh Hiếu tiếp tục dùng vật cản không cho xe chở hàng ra vào. Ảnh: Phúc Hưng
Bà Lê Thị Hạc - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Minh Hiếu cho biết, sự vụ xảy ra bà đã trình báo công an thị xã Giá Rai. “Họ ngang nhiên vào công ty tôi mà không xuất trình bất cứ loại giấy tờ nào, rồi hành động như thế”, bà Hạc nói.
Trao đổi với VnExpress, đại diện Ngân hàng An Bình cho biết Công ty Thủy sản Minh Hiếu có khoản vay tại ABBank (không cho biết số tiền), tuy nhiên, nhiều năm nay công ty đã không trả nợ cho ngân hàng, vi phạm các hợp đồng đã ký với ABBank, nên dẫn tới việc "bao vây" ngày 21/9.
Ngoài ra, theo phía Ngân hàng An Bình, Công ty Minh Hiếu cố tình vi phạm, không bàn giao các tài sản đã thế chấp cho ngân hàng theo hợp đồng chuyển nhượng tài sản đã ký. “Do đó, An Bình đang thực hiện theo đúng các điều khoản của hợp đồng và quy định pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp pháp của ngân hàng”, đại diện ABBank thông tin.
Ông Mai Chí Tính - Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai cho biết đã chỉ đạo Công an thị xã đến hiện trường xử lý vụ việc. Và đến trưa cùng ngày, lực lượng công an tỉnh Bạc Liêu đã có mặt để làm việc với bà Hạc, ghi biên bản, nhưng tình hình Công ty Minh Hiếu bị bao vây và chặn cổng vẫn không được cải thiện.
Hồi tuần trước, Công an tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành bắt tạm giam ông Ngô Chí Dũng - Giám đốc Công ty CP thủy sản Minh Hiếu và bà Nguyễn Thị Út về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng chục tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Bạc Liêu.
Một ngày sau, cảnh sát cũng đã bắt giữ kế toán trưởng của Công ty Minh Hiếu và một cán bộ ngân hàng BIDV chi nhánh Bạc Liêu để điều tra. Theo cơ quan điều tra, ông Dũng cùng vợ Lê Thị Hạc (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Minh Hiếu) thành lập nhiều công ty con và hộ kinh doanh, thuê người đứng tên pháp lý.
Bà Nguyễn Thị Út được thuê làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP thủy sản Minh Hiếu Bạc Liêu, ông Trần Đình Tiến giữ chức vụ tương tự tại Công ty CP dịch vụ thương mại thủy sản Bình Hưng ở TP HCM.
Theo cơ quan điều tra, cuối năm 2011, ông Dũng được cho là chỉ đạo người đứng đầu các công ty con xuất hóa đơn khống, thể hiện hàng hóa từ không thành có, đem kho tôm đông lạnh thành phẩm trên 121 tấn (trị giá hơn 31 tỷ đồng) làm hồ sơ vay hơn 64 tỷ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Bạc Liêu. Tuy nhiên, thực chất khi kiểm kê kho này chỉ có 52kg tôm.
Từ các hồ sơ và tài sản thế chấp, nhà băng đã giải ngân cho công ty vay gần 37 tỷ đồng. Số nợ hiện nay của công ty lên đến 42 tỷ được xác định "không có khả năng chi trả". Ngoài ra, ông Dũng còn bị cáo buộc thế chấp chính kho tôm đông lạnh trên cho nhiều ngân hàng khác, không có khả năng thanh toán hơn 128 tỷ đồng.

Các thương hiệu lớn được đặt tên thế nào

Sony xuất phát từ “sonus”, có nghĩa là âm thanh trong tiếng Latin và “sonny boy” - thuật ngữ tại Nhật Bản thập niên 50 chỉ những chàng trai trẻ, thông minh. 

Nhà sáng lập Ingvar Kamprad đã ghép tên viết tắt của mình (I.K.) với chữ cái đầu trang trại và ngôi làng nơi ông lớn lên (Elmtaryd và Agunnaryd).
 
Lego là từ viết tắt của cụm từ Đan Mạch: leg got - chơi vui
 
Oracle là tên dự án mà hai nhà đồng sáng lập - Larry Ellison và Bob Oats làm cho CIA. Đây là cơ sở dữ liệu có thể trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào
 
Ban đầu, nước uống này có tên Brad’s Drink, lấy theo người sáng chế công thức – Caleb Bradham. Về sau, nó được đổi thành Pepsi, lấy trong từ Dyspepsia – có nghĩa là “chứng khó tiêu” - đại diện cho quan điểm của Bradham rằng nước uống này lành mạnh và hỗ trợ tiêu hóa.
 
Đây là cách phát âm khác của rhebok - linh dương, thể hiện cho tốc độ và sự uyển chuyển.
 
Skype là tên viết tắt của Sky Peer – to – peer, ban đầu được rút gọn thành Skyper, cuối cùng mới thành Skype
 
Cái tên này xuất phát từ “sonus”, có nghĩa là âm thanh trong tiếng Latin và “sonny boy” - thuật ngữ tại Nhật Bản thập niên 50 chỉ những chàng trai trẻ, thông minh.
 
Yahoo là tên viết tắt của Yet Another Hierarchical Officious Oracle (Một lời khuyên khác về trật tự không chính thức). Đây cũng là tên một sinh vật tưởng tượng trong truyện “Gulliver du ký”
 
Nhà sáng lập Jeff Bezos được cho là muốn một cái tên bắt đầu bằng A để đứng gần đầu trong danh sách xếp theo bảng chữ cái. Ông cũng muốn đặt theo tên con sông lớn nhất thế giới, với hy vọng doanh nghiệp của mình cũng là lớn nhất.
 
Lý do là bàn phím điện thoại này nhìn khá giống quả mâm xôi
 
Ban đầu, đại gia điện tử Nhật Bản được đặt theo tên Quan âm – Kwanon. Đến năm 1935, họ đổi thành Canon để phù hợp với khách hàng quốc tế.
 
Đại gia tìm kiếm lấy tên theo “googol” - thuật ngữ toán học cho số bắt đầu bằng 1 và theo sau là 100 số 0.
 

Giới thượng lưu chọn nhà như thế nào

Có nhiều năm tư vấn bán hàng cho đối tượng khách hàng là những người thành đạt, anh Việt Hùng, chuyên viên môi giới tại một sàn bất động sản ở quận 1, TP HCM cho biết, người giàu chọn nhà thường chú trọng không gian xanh.

Dự án có vị trí đẹp, chủ đầu tư danh tiếng và tiềm lực tài chính là những ưu tiên hàng đầu khi chọn nhà an cư hoặc đầu tư của những người giàu có.

 Những yếu tố phong thủy như hướng nhà, vị trí kế cận mặt nước để mang lại vượng khí cho công việc làm ăn, vị trí trung tâm thuận tiện cho việc giao dịch, học hành… cũng rất được quan tâm.

"Vì thế, khi tư vấn cho đối tượng này, nếu dự án đáp ứng những yêu cầu kể trên thì tiền bạc không thành vấn đề", anh nói.
Trên thị trường, đối tượng khách hàng thuộc phân khúc này không hiếm. Họ sẵn sàng xuống tiền cho các dự án chất lượng, song số lượng bất động sản đáp ứng tiêu chí “tất cả yêu cầu trong một” tại các thành phố lớn vẫn khá hạn chế.
polyad
Vinhomes Golden River - khu đô thị sinh thái ven sông hiện đại  phá vỡ quy luật “ngoại ô” với vị trí đắc địa giữa lòng quận 1, TP HCM.
Theo vị môi giới này, nơi có không gian xanh thì nằm quá xa khu trung tâm. Những dự án gần khu trung tâm đa phần diện tích dành cho mảng xanh khá khiêm tốn, lại thêm “điểm trừ” ở việc xe cộ đông đúc vào giờ tan tầm.
Theo CBRE Việt Nam, quý II năm nay, nguồn cung dự án hạng sang có phần tăng, với 9.600 căn trong cả nước, thậm chí có dự án mức giá bán lên đến cả trăm triệu đồng mỗi m2. Trong đó có TP HCM với Vinhomes Golden River, Vinhomes Central Park.
Bà Nguyễn Hoài An, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn - CBRE Việt Nam cho biết, điều đặc biệt, các dự án cao cấp trên địa bàn TP HCM chủ yếu phát triển bởi chủ đầu tư danh tiếng, tiềm lực tài chính vững vàng và dự án có vị trí tốt. Các yếu tố này giúp khẳng định giá trị thực chất và giá trị gia tăng khả quan của dự án, đáp ứng phần nào nhu cầu của giới thượng lưu trong nước.
Ngoài những tiện ích, dịch vụ đẳng cấp ở căn hộ hạng sang, nhiều chính sách bán hàng ưu đãi như vay vốn, quà tặng, voucher giảm giá dịch vụ… được chủ đầu tư đưa ra gần như đánh trúng tâm lý khách hàng.
Ghi nhận tại các sàn giao dịch bất động sản cho thấy, các chủ đầu tư đều đang trong cuộc đua “chiều lòng thượng đế” với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn tung ra hàng tháng, hàng quý. Nổi bật là chương trình “Nghênh nhà vàng, rước xe sang” của dự án Vinhomes Golden River. Với tổng mức đầu tư lên đến 33 tỷ đồng, đây là chương trình ưu đãi có giá trị cao nhất từ trước đến nay của “ông lớn” Vingroup.
Theo đó, chương trình bốc thăm trúng thưởng đợt 2 sẽ được tổ chức vào 30/9 tới để tìm ra chủ nhân 2 xe sang Mercedes-Benz S500L, mỗi chiếc trị giá gần 6,5 tỷ đồng.
polyad
Ông Nguyễn Anh Tuấn, đại điện công ty TNHH Nguyễn Hoàng Anh (áo xanh) - người may mắn đầu tiên trúng giải thưởng của chương trình “Nghênh nhà vàng, rước xe sang” là xe sang Mercedes-Benz S500L, trị giá 6,5 tỷ đồng.
Để tham gia chương trình này, tất cả các khách hàng đã đặt cọc và ký hợp đồng mua bán nhà ở tại Vinhomes Golden River sẽ nhận một phiếu bốc thăm ghi mã số dự thưởng. Các phiếu chưa trúng trong đợt 1 sẽ được bốc lại trong đợt 2, 3, đồng nghĩa với việc khách hàng càng sớm mua căn hộ siêu sang Vinhomes Golden River và mua càng nhiều căn hộ, cơ hội trúng siêu xe Mercedes-Benz S500L càng cao. 
Vinhomes Golden River tọa lạc tại cảng Ba Son - khu đất vàng ngay trung tâm TP HCM do Tập đoàn Vingroup đầu tư xây dựng. Dự án này hội tụ đủ 3 lợi thế gồm vị trí trung tâm; kế cận mặt nước (nằm ven sông Sài Gòn); có tuyến tàu điện ngầm chạy qua - những giá trị này giúp đảm bảo khả năng tăng giá lớn và bền vững, theo phân tích của CBRE và Savills Việt Nam.
Bên cạnh đó, dự án có tầm nhìn đáng giá triệu USD khi bao quát ba hướng gồm sông Sài Gòn, Thảo Cầm Viên Sài Gòn và trung tâm quận 1. Căn hộ được đầu tư nội thất căn hộ sang trọng thuộc các thương hiệu hàng đầu như Bosch, Duravit, Hansgrohe. Tất cả căn hộ đều sử dụng kính Low-E có tác dụng truyền sáng và cản nhiệt, hệ thống lọc nước tiêu chuẩn châu Âu, mang đến trải nghiệm sống đẳng cấp.

Ứng dụng đặt phòng hút 7 triệu người của 3 kỹ sư công nghệ

Đây là dự án khởi nghiệp của 3 thanh niên trẻ tuổi gồm Ferry Unardi, Derianto Kusuma và Albert Zhang. Ý tưởng bắt đầu bởi Ferry Unardi - CEO Traveloka. 

Tư vấn cho mọi người những chuyến bay và khách sạn giá hợp lý, ứng dụng đặt phòng Traveloka có 7 triệu tín đồ yêu thích du lịch ở châu Á tin dùng.

Anh tốt nghiệp cử nhân tại Purdue University (Mỹ), từng làm việc cho Microsoft và bỏ dở khóa học MBA ở Harvard sau học kỳ đầu tiên để có hướng đi cho riêng mình.

thanh-cong-cua-du-an-start-up-co-7-trieu-tin-do-du-lichbai-edit
Ba nhà sáng lập của Traveloka đều là những kỹ sư công nghệ thông tin giàu kinh nghiệm.
Cùng với sự hỗ trợ của hai người cộng sự, Ferry đã ra mắt trang web tìm kiếm siêu dữ liệu Traveloka vào năm 2012 khi cả ba vẫn còn là những kỹ sư công nghệ thông tin làm việc tại Silicon Valley.
Mỗi thành viên trong bộ ba nhà sáng lập đều có những thế mạnh riêng. Derianto, chàng cựu sinh viên Stanford đã có nhiều năm làm việc cho Microsoft và Linkedln. Trong khi đó, Albert - Giám đốc Thiết kế và Truyền thông, là một người có chuyên môn đa ngành ở các lĩnh vực toán, khoa học máy tính và tâm lý học. Chính khối kiến thức đồ sộ, cùng với trải nghiệm sinh sống và học tập tại 4 quốc gia đã góp phần rất lớn vào hiệu quả thiết kế trải nghiệm người dùng của Albert dành cho Traveloka.
Kể từ khi ra mắt đến nay, Traveloka đã trải qua một lần thay đổi chiến lược. Từ một trang web tìm kiếm siêu dữ liệu (metasearch), 3 nhà sáng lập đã dự đoán được tiềm năng của mô hình kinh doanh trực tuyến để hướng Traveloka trở thành một đại lý kinh doanh du lịch trực tuyến (OTA- Online Travel Agency). Và kế hoạch này của họ đã thành công.
Chỉ sau 4 năm thành lập, Traveloka đã tạo ra kỳ tích khi trở thành ứng dụng đặt vé máy bay và khách sạn có lượng truy cập đông nhất tại Indonesia. Tháng 8 năm nay, Traveloka được trao giải Top Brand Award 2016 cho cả hai hạng mục "Đặt khách sạn trực tuyến" và "Đại lý du lịch trực tuyến".
Từ thành công này, Traveloka đã tiếp tục mang công nghệ vượt trội đến với tín đồ du lịch tại các quốc gia có thị trường phát triển nhất Đông Nam Á gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.
Sự có mặt của Traveloka tại Việt Nam đã giúp những người yêu thích du lịch trong nước có một nền tảng hỗ trợ đắc lực cho các hành trình của mình. Khách hàng Việt tìm thấy ở Traveloka một thiết kế hướng đến người dùng với những trải nghiệm tinh tế mà thân thiện. Việc cho phép người dùng kết hợp đặt vé máy bay lẫn khách sạn trên cùng một giao diện đã giảm thiểu tối đa thao tác lẫn thời gian của khách hàng khiến chuyến đi của của họ nhanh chóng, thuận tiện hơn rất nhiều.
Traveloka cũng là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên khi nói về sự thành công của một mô hình OTA trong việc thu hút vốn đầu tư, cũng như tốc độ tăng trưởng nhanh.
thanh-cong-cua-du-an-start-up-co-7-trieu-tin-do-du-lichbai-edit-1
Chính sách giá, phương thức thanh toán đa dạng, và chất lượng dịch vụ vượt trội là lý do Traveloka được 7 triệu tín đồ du lịch tin dùng. Website: www.traveloka.com/vi-vn 
Xuất phát từ Indonesia, quốc gia đứng đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Đông Nam Á, không lâu sau ngày ra mắt, ứng dụng nhận được vốn đầu tư từ East Ventures và quỹ Series A từ Global Founders Capital vào năm 2013. Đến nay sau 4 năm hoạt động, ứng dụng thu hút đến 7 triệu tín đồ yêu thích du lịch khu vực châu Á tin dùng.
Lý giải cho sự thành công bước đầu, nhà sáng lập ứng dụng cho rằng có nhiều yếu tố làm nên sức hút của Traveloka. Edinburgh cổ kính, New York náo nhiệt hay Darwin ngập tràn ánh nắng, bất kể điểm đến của bạn là ở đâu và tại châu lục nào, Traveloka sẽ giúp bạn tìm được chuyến bay và khách sạn hợp lý.
Dịch vụ tư vấn 24/7, giao diện thân thiện, đa dạng về phương thức thanh toán (qua thẻ ATM, chuyển khoản hoặc tiền mặt) cũng là những sáng kiến riêng có của Traveloka, cho phép bạn lên kế hoạch chuyến đi mơ ước vào tất cả các thời điểm trong ngày.
Bên cạnh đó, thông điệp “Giá bạn phải trả chính là giá bạn nhìn thấy” cũng thể hiện chính sách giá minh bạch, trung thực của Traveloka. Người dùng chỉ cần thanh toán mức giá hiển thị mà không thêm bất kỳ thuế phí, phụ phí nào.